Chụp CT - MRI
Chụp CT - Scanner ( chụp cắt lớp vi tính ) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao nhằm mục đích giải phẫu cấu trúc bên trong cơ thể với kết quả nhanh, chính xác. Ngoài ra, chụp CT còn hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Vậy chụp CT là gì, quy trình chụp CT diễn ra như thế nào?
1. Chụp CT là gì?
- Chụp CT hay còn gọi là CT- Scanner là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X – quang chiếu lên một khu vực nào đó của cơ thể theo lát cắt ngang, sau đó kết hợp với xử lý trực tiếp bằng máy vi tính để thu được hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều của bộ phận vừa chụp.
2. Trường hợp nào cần chỉ định chụp CT?
- Phát hiện vấn đề bất thường trong chuyên khoa thần kinh sọ não như khối u, khối máu tụ dập não, chảy máu, phù não...
- Phát hiện khối u, ổ áp xe, dị dạng, hình ảnh bệnh lý khác trong các khu vực đầu - mặt - cổ, tim, ngực, bụng, khung chậu, xương, mô mềm cho đến các bệnh lý mạch máu.
- Dùng để hướng dẫn phẫu thuật, xạ trị và theo dõi sau phẫu thuật.
- Giúp tái tạo hình ảnh 3D trong các bệnh lý bất thường bẩm sinh, giúp các bác sĩ phẫu thuật tạo hình có thể điều trị tốt hơn các dị tật bẩm sinh.
- Để làm rõ hình ảnh của một khối bất thường, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp sử dụng thuốc cản quang theo đường tĩnh mạch để chẩn đoán chính xác nhất.
3. Quy trình chụp CT chuẩn diễn ra như thế nào?
Để quá trình chụp CT diễn ra thuận lợi, cho kết quả chính xác cao thì bệnh nhân cần tuân tuân thủ một số yêu cầu của bác sĩ như:
- Tùy theo vị trí và loại xét nghiệm mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch hoặc không.
- Tiến hành tháo bỏ quần áo của mình và thay thế bằng áo của bệnh viện trước khi chụp.
- Cởi bỏ trang sức, đồ dùng cá nhân bằng kim loại như: răng giả, kính mắt để không gây cản trở cho quá trình chụp cũng như ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh,..
- Trước khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang thì người bệnh nên nhịn ăn trong khoảng khoảng 4- 6 tiếng.
- Có thể sử dụng thuốc an thần đối với trẻ để giữ yên tư thế nằm, giúp hình ảnh cho được rõ nét, không bị mờ.
- Sau khi thực hiện xong các bước chụp CT, bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt như bình thường. Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhân sau khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang có thể được chỉ định nghỉ ngơi một thời gian ngắn, để bác sỹ tiện theo dõi cho tới khi không có dấu hiệu bất thường nào.
- Bên cạnh đó, các bác sỹ cũng đưa ra lời khuyên là bệnh nhân nên uống nhiều nước giúp thận nhanh chóng loại bỏ các chất cản quang trong cơ thể.
Chụp CT - SCANNER là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác, giúp phát hiện nhiều bệnh lý trên các cơ quan khác nhau của cơ thể. Khi thực hiện chụp CT, bệnh nhân nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Bệnh viện đa khoa Thiện Nhân tự hào là đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng hệ thống máy CT-scanner hiện đại nhất trên địa bàn, máy CT-scanner Access của tập đoàn Philips. Với sự đầu tư đó, THIỆN NHÂN tin tưởng sẽ đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh.